Nâng mũi cấu trúc là thủ thuật thẩm mỹ luôn đứng đầu danh sách liệu pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhất. Vì mũi là đặc điểm trung tâm của khuôn mặt nên bất kỳ khuyết điểm nào, tỷ lệ không cân xứng,.. sẽ đều ảnh hưởng lớn đến sự tự tin, và phẫu thuật đã giúp nhiều bệnh nhân hài lòng hơn với ngoại hình của mình. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật bệnh nhân cũng sẽ gặp phải một số vấn đề như bầm tím, sưng tấy, không thể tránh khỏi. Vậy nâng mũi cấu trúc bao lâu hết sưng? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Dàn ý bài viết
I. Sau nâng mũi cấu trúc bao lâu thì hết sưng?
Ngay sau khi phẫu thuật mũi, bạn sẽ có những vết bầm tím và sưng tấy đáng chú ý xung quanh mũi, nhưng phần lớn nó sẽ giảm dần trong vòng 1 tuần. Vết bầm quanh mắt có thể tồn tại lâu hơn một chút nhưng sẽ không quá 2 tuần. Nẹp mũi chính là dụng cụ giúp hỗ trợ giảm sưng bầm nhanh hơn.
Tuy nhiên, mũi vẫn có thể hơi sưng một chút nhưng điều này không quá rõ rệt, chỉ mình bạn mới có thể nhận thấy. Sau 6 tháng, mũi của bạn sẽ ổn định và hình dạng mũi đã hoàn chỉnh.
II. Làm thế nào bạn có thể giảm sưng sau khi nâng mũi?
Với bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào, bạn cũng sẽ nhận thấy khu vực xung quanh bị sưng. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giảm sưng và cải thiện sự thoải mái của mình và bác sĩ phẫu thuật cho phép thực hiện:
1. Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Trước hết, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể đọc 100 bài báo trên web như bài báo này về quá trình phục hồi sau nâng mũi, nhưng không có gì có thể so sánh được với thông tin bạn nhận được trực tiếp từ bác sĩ phẫu thuật thẩm của mình Bạn sẽ nhận được hướng dẫn cụ thể về những loại thuốc cần dùng, khi nào nên dùng, cách chăm sóc vết mổ để ngăn ngừa nhiễm trùng và khi nào bạn cần quay lại tái khám.
2. Chườm lạnh
Nhẹ nhàng chườm lạnh lên những vùng bị sưng, chú ý không làm ảnh hưởng đến bất kỳ vết mổ nào đang lành hoặc vùng mũi đang được tạo hình lại. Hơi lạnh có thể làm dịu vết sưng tấy và cải thiện sự thoải mái của bạn, mặc dù điều quan trọng là chỉ được chườm đá xung quanh vết thương chứ không chườm trực tiếp lên mũi.
Lưu ý: Không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da; thay vào đó, hãy quấn trong một chiếc khăn bông. Mỗi lần chỉ nên chườm đá khoảng 10-15 phút. Bạn cũng có thể thoa nhẹ lên vùng mắt sưng.
3. Điều chỉnh tư thế nằm
Nằm kê cao đầu trong ít nhất vài tuần sau khi phẫu thuật. Điều này có thể giúp bạn tránh áp lúc lên mũi khi lành, đồng thời làm giảm sưng và mau lành hơn.
Nằm nghiêng sau khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng thời gian hồi phục của bạn bằng cách gây thêm bầm tím và sưng tấy. Đáng sợ hơn, nó có thể làm lệch mũi của bạn.
Để tránh điều này, bạn sẽ cần nâng cao đầu vào ban đêm trong 6 tuần sau phẫu thuật. Một trong những cách đơn giản nhất để làm điều này là gối đầu lên hai hoặc ba chiếc gối hoặc ngủ trên ghế tựa.
4. Uống nhiều nước
Uống nước và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Tăng lượng nước uống vào sẽ giúp cơ thể giữ chất lỏng di chuyển và giảm sưng tấy.
5. Không đeo kính, tạo áp lực lên mũi
Kính có thể gây áp lực lên mũi vì mũi của bạn đang lành có thể gây thêm các vết bầm tím, sưng tấy hoặc thậm chí là vết lõm khiến bạn phải sửa mũi.
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ tư vấn cho bạn về thời điểm an toàn để bắt đầu đeo kính trở lại. Nếu bạn không thể, hãy đeo gọng kính nhẹ nhất có thể và chỉ đeo khi bạn thực sự cần thiết. Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ nẹp mũi cho bạn sau khi phẫu thuật để tránh các tác động xấu từ bên ngoài.
6. Đừng hút thuốc
Cả trước và sau khi phẫu thuật, điều quan trọng là bạn không hút thuốc và tránh khói thuốc nếu có thể. Chất nicotine trong các sản phẩm thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu, khiến cơ thể khó tự chữa lành vết thương và cản trở quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
7. Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Ăn rau có liên quan gì đến việc phục hồi, giảm sưng sau phẫu thuật nâng mũi? Thực ra là rất nhiều. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng sau phẫu thuật có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bằng cách cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để tự chữa lành vết thương.
Protein là thành phần cấu tạo thiết yếu của da, cơ, sụn và máu. Một chế độ ăn bao gồm các loại hạt, thịt, trứng, sữa chua, cá và các loại khá cthực phẩm giàu protein sẽ giúp cơ thể bạn xây dựng lại các mô bị tổn thương trong và xung quanh mũi của bạn.
Bạn cũng cần bổ sung nhiều vitamin trong chế độ ăn uống của mình, cụ thể là Vitamin A và Vitamin C. Vitamin A, thường được tìm thấy trong các loại rau xanh sẫm màu như rau bina và cải xoăn, là một chất tăng cường miễn dịch, có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo collagen, loại protein kết nối các mô da của bạn. Các nguồn cung cấp vitamin C dồi dào là trái cây họ cam quýt, cải Brussels và bông cải xanh đồng thời giảm hình thành sẹo sau phẫu thuật.
III. Đánh giá chung
Quá trình hồi phục sau nâng mũi cấu trúc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 1800400588 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp hoàn toàn miễn phí.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nâng ngực nội soi Motiva Nano_ Thẩm mỹ Vedette By UK
Tất tần tật về công nghệ giảm mỡ “THẦN THÁNH” Yong Slim
Tất tật các thông tin về phẫu thuật độn cằm mà bạn cần biết
PHẪU THUẬT NÂNG MŨI BẰNG VẬT LIỆU ĐỘN NHÂN TẠO
Giảm béo Vedette By UK có tốt không? Chia sẻ kinh nghiệm quý báu
2 công nghệ giảm béo Vedette By UK chiếm trọn niềm tin của phái đẹp